Kết quả tìm kiếm cho "rộng 100ha"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 135
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất, huyện An Phú hình thành các vùng chuyên canh xoài hướng đến phục vụ xuất khẩu. Đến nay, huyện đầu nguồn đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu, giúp nông dân gia tăng giá trị trái xoài keo để nâng cao thu nhập.
“Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta) nhận được sự đồng thuận của các ngành, các cấp, nhất là nông dân huyện Phú Tân. Bước đầu, đề án đã thay đổi tập quán sản xuất, tiếp cận quy trình canh tác mới, nâng cao chất lượng cây lúa.
Năm 2024, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) đã ký kết tiêu thụ gần 3.070ha đậu nành rau, xoài keo và bắp non với nông dân toàn tỉnh, tổng sản lượng trên 30.000 tấn. Trong đó, liên kết tiêu thụ 60ha xoài keo với nông dân vùng GlobalGAP Khánh An (huyện An Phú), sản lượng 12.000 tấn.
Từ năm 2008 đến nay, Tổ rút úng vùng bờ bao Tân An - Tân Thạnh đã hỗ trợ nông dân sản xuất, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Tân An, Tân Thạnh (TX. Tân Châu) trong nhiều nhiệm kỳ qua.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Thời gian qua, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ đậu nành rau giữa Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) với các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, hiệu quả kinh tế cao. Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, sự đồng thuận của nông dân, diện tích trồng được mở rộng từng năm… Qua đó, góp phần cải tạo đất, tăng giá trị sản xuất, lợi nhuận…
Hệ thống công trình thủy lợi vùng Bảy Núi được đầu tư, đưa vào sử dụng không chỉ giúp người dân chủ động mở rộng diện tích canh tác, mà còn mạnh dạn áp dụng phương thức luân canh, tăng vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo nguồn thu nhập ổn định.
Liên kết chặt chẽ trong sản xuất - tiêu thụ nông sản là một phần quan trọng trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Bên cạnh lợi ích xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng phục vụ chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, doanh nghiệp (DN) tham gia liên kết sản xuất trên địa bàn An Giang còn được tạo điều kiện thuận lợi với nhiều chính sách ưu đãi.
Với trình độ chuyên môn cùng tinh thần nhiệt huyết, cống hiến vì cộng đồng, những nhân sự trẻ được tỉnh hỗ trợ trả lương về làm việc tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn An Giang như thổi làn gió mới vào mô hình kinh tế tập thể. Năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất - kinh doanh tăng lên là kết quả dễ thấy của chủ trương này.
Tỉnh Hậu Giang xác định phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí. Theo đó, tỉnh tiếp tục đầu tư hợp lý hạ tầng thủy lợi phù hợp với mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại các tiểu vùng sinh thái.
Ngày 19/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khắc ghi lời dạy của Bác, thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo.